Nhãn: Sách hiếm (ấn bản in năm 2008)

Nhân vật Tôn Ngộ Không trong Tây du ký còn có tên gọi là “Tôn Hành Giả”, tại sao vậy? Bởi vì Phật giáo coi trọng cái “hành”, tu hành là cơ sở cốt lõi của đạo Phật. Yêu cầu cơ bản nhất của tu hành là “lục độ”, hay còn gọi là “lục Ba la mật”:

Một là “Bố thí”, gồm có Tài, Pháp và Vô vi. Tài là vứt bỏ mọi tham vọng về vật chất và lợi ích; Pháp là sự bố thí về tinh thần và lý luận tu hành; Vô vi là mang lại cho chúng sinh một cuộc sống bình an.

Hai là “Trì giới”, tức giữ đúng kỷ luật, khuôn phép và cố gắng hoàn thiện mình.

Ba là “An nhẫn”, nhấn mạnh việc con người khi đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn luôn biết kiềm chế.

Bốn là “Tinh tiến”, nhấn mạnh tinh thần lạc quan của con người trong cuộc sống.

Năm là “Thiền định”, chỉ ra rằng trong cuộc sống thực tiễn và việc vận động tu hành, hãy để cho thân thể và tâm linh cùng lúc luyện tập.

Sáu là “Bát nhã”, đó là trí tuệ đặc biệt đạt đến đỉnh cao, mang lại sự thăng hoa trong suy nghĩ.

Nếu như làm được trọn vẹn sáu việc trên thì gọi là “Ba la mật”. Ba la mật nghĩa là đã thành chánh quả, Phật Đà kêu gọi đệ tử của mình dựa vào sáu việc trên mà tu thân và gọi đó là “Bồ Tát hành”. Phật là thế, luôn chỉ lối đưa đường để các giáo đồ nhìn thấu nguồn gốc của mọi sự đau khổ, đồng thời thông qua quá trình tu hành mà nhận ra chân tướng của chính mình rồi từ đó thoát ra khỏi mọi khổ đau ràng buộc. Sáu hành vi trên tuần hoàn và song song, nó vừa là nhân vừa là quả, rất khó tách rời.

Lời Phật dạy: Sáu việc trên hợp thành nhất thể, tựa như những hợp chất của nước và thuỷ tinh tạo thành bảo tháp, dưới ánh sáng mặt trời chiếu rọi, bảo tháp ánh lên những tia sáng rực rỡ sắc màu. Đó chính là sự lấp lánh của những vật báu, tiềm ẩn trong tâm hồn chúng sinh.

Tại sao chúng ta không chiêm nghiệm lời Phật dạy để tu thân, trong cảnh giới nhân sinh của chính mình, sự yên vui mà “Bồ Tát hành” mang lại có ý nghĩa to lớn biết chừng nào!

Mục lục:

Lời dẫn – Bồ tát của nhân gian

Chương I: Từ bỏ tham vọng, dâng hiến niềm vui

Chương II: Làm cho mọi việc trở nên viên mãn

Chương III: “Nhẫn” trong Phật pháp

Chương IV: Nghị lực phi thường và thái độ tích cực

Chương V: Cảnh giới của trí tuệ nhân sinh