Nhãn: Sách cũ ít
(Tình trạng: ố vàng nhẹ ở mép sách, ruột vẫn còn trắng mới)
Có người hỏi vì sao tôi không phải là bác sĩ lão khoa mà lại dám viết về… người già, nào Gió heo may đã về, nào Già ơi chào bạn, nào Nghĩ từ trái tim…? Đúng vậy, tôi chỉ là một bác sĩ nhi khoa, bác sĩ của trẻ con, nhưng sở dĩ viết về người già là bởi vì trước sau gì mấy nhóc nhỏ mà tôi đã và đang khám chữa bệnh cũng sẽ trở thành một người già, một ngày nào đó!
Gần bốn mươi năm trước khi tôi thực tập ở bệnh viện Từ Dũ, đã có dịp đỡ đẻ cho một số trẻ sơ sinh, bây giờ nhớ lại, các nhóc đó tuổi cũng đã gần “gió heo may” rồi còn gì! Còn mấy nhóc tôi có dịp chữa trị ở Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Saigon và tại phòng mạch hằng mấy chục năm qua thì bây giờ cũng đã lại thấy mang con đến khám bệnh. Người nào tóc cũng đã muối tiêu. Có người muối nhiều hơn tiêu. Nhắc lại chuyện xưa đôi lúc không khỏi bùi ngùi. Cho nên làm gì có chuyện cách ngăn tuổi này tuổi nọ tuổi kia. Cuộc sống như một dòng sông.
Cho mãi đến cuối thế kỷ 20, năm 1999, Liên Hợp Quốc mới có một năm dành cho người cao tuổi, người già trên toàn thế giới, gọi là “Năm quốc tế người cao tuổi” với khẩu hiệu là “Hãy sống một tuổi già tích cực”, bởi vì trước đó người ta chỉ nghĩ tuổi già là tuổi của tàn phai, héo úa, ăn hại, là gánh nặng xã hội… cho đến khi giật mình thấy không phải thế!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.